Câu chuyện phục hồi sau “Bão”


Các doanh nhân đã có những chia sẻ về kế hoạch quay trở lại “đường đua” sau giai đoạn khủng hoảng Covid-19, tại buổi Meeting Online của tạp chí Phong Cách Doanh Nhân.

 

 

Nền kinh tế của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang phải trải qua khoảng thời gian “đóng băng” khi lệnh cách ly được triển khai hầu hết trên thế giới, việc giao thương bị đình trệ, kéo theo đó là là một thách thức vô cùng lớn đối với các doanh nghiệp.

Sau giai đoạn khủng hoảng thì giờ là lúc các doanh nghiệp cần “bắt tay” vào công cuộc chuẩn bị cho các bước hồi phục kinh tế. Tuy nhiên, với việc giao thương ngày càng khó khăn, kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc vào các thị trường lớn thì liệu doanh nghiệp Việt cần chuẩn bị gì để có thể trụ vững?

Để giúp các doanh nhân có được định hướng giúp doanh nghiệp tiếp tục hoạt động mạnh mẽ sau khủng hoảng, tạp chí Phong Cách Doanh Nhân đã tổ chức buổi Meeting Online với chủ đề “Câu chuyện phục hồi sau Bão” với sự chia sẻ của các diễn giả: Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hoàn - TGĐ VABIZ, Cố vấn Chiến lược cho Tổ chức Doanh nghiệp Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Học viện Phát triển Doanh nhân; Á hậu Qúy bà Thế giới Nguyễn Thu Hương – TGĐ Nam Hương Corp – Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu và nhân hiệu; Doanh nhân Xuân Thanh – CEO Công ty TNHH ĐT TM & DV Xuân Thanh

 

 

Xu hướng của nền kinh tế hậu khủng hoảng

Ngày nay, nhu cầu mua sắm của khách hàng đã thay đổi, trăm người bán nhưng chỉ 1 người mua nên các doanh nghiệp không thể ở thế động nữa mà phải tĩnh lại. Trong tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào quý I vừa qua thì có khoảng 27.000 doanh nghiệp được thành lập nhưng lại có gần 39.000 doanh nghiệp phá sản do Covid-19, đã cho chúng ta thấy rằng mình cần phải thay đổi tư duy kinh doanh nếu muôn tồn tại trong giai đoạn khắc nghiệt này. Theo quan điểm của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hoàn, Covid không phải là nguyên do chính, mà thực tế trong lịch sử chúng ta đã được chứng kiến những chu kì của các cuộc khủng hoảng lớn đã xảy ra vậy chắc chắn trong tương lai, những cuộc khủng hoảng khó khăn hơn nữa sẽ tiếp tục xuất hiện, và đây chính là phép thử để chúng ta dịch chuyển đến một mô hình phù hợp hơn đó là mô hình hệ sinh thái và kinh doanh số hóa.

 

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hoàn

 

Đồng quan điểm với Tiến sĩ Nguyễn Thế Hoàn, Á hậu Nguyễn Thu Hương – TGĐ Nam Hương Corp – Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu và nhân hiệu có biết: “Mô hình kinh doanh hệ sinh thái và tiếp thị liên kết trong thời đại số là một xu hướng không thể cưỡng lại, doanh nghiệp nếu muốn có thể tồn tại, phát triển và tiết kiệm được chi phí, gia tăng doanh thu và giải phóng được lao động thì chúng ta bắt buộc phải học, phải thay đổi đi đi kịp với sự phát triển của thời đại

Là một doanh nhân kinh doanh trong lĩnh vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ do dịch bệnh là Spa & Thẩm mỹ, nữ doanh nhân Xuân Thanh cũng cho rằng việc ứng dụng công nghệ trên nền tảng số là cần thiết và doanh nghiệp của chị cũng đang thích ứng tốt với vấn đề này. Tuy nhiên để tạo ra được thành công thì cần phải có chiến lược để thay đổi tư duy ngay trong nội bộ công ty, đưa ra những quyết định quyết liệt và mạnh mẽ theo đúng mục tiêu ban đầu mà doanh nghiệp đã đề ra. Khác với các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực là nghỉ ngơi chờ dịch qua đi rồi hoạt động trở lại, doanh nghiệp của chị Xuân Thanh lại quyết định “xoay trục sản phẩm”, gia tăng kết nối với khách hàng để hướng dẫn họ tự chăm sóc bản thân ngay tại nhà, chuyển sang bán các mặt hàng của Spa trên trang Online, nhờ đó doanh thu tại doanh nghiệp của chị không bị giảm mà còn tăng gấp đôi do nắm bắt được nhu cầu của khách hàng

 

Nữ doanh nhân Xuân Thanh

 

Lợi ích của mô hình hệ sinh thái đối với doanh nghiệp hiện nay

Trong thời điểm tất cả các doanh nghiệp đang gặp khó khăn thì đây là lúc các doanh nghiệp cùng nhau chung tay để cùng phát triển chứ không còn là thời điểm để cạnh tranh. Mô hình hệ sinh thái thực chất là mô hình của nền kinh tế chia sẻ, giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm được những chi phí không cần thiết, chỉ với một số vốn nhỏ, không cần đến mặt bằng và có sẵn đối tác vận chuyển chuyên nghiệp, đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh để gia tăng lợi nhuận. Đặc biệt hơn khi tham gia vào hệ sinh thái, các chủ doanh nghiệp sẽ được học hỏi kiến thức đến từ các chuyên gia hàng đầu trong từng lĩnh vực và lan tỏa thương hiệu của mình đến với nhiều người trong cộng đồng. Bên cạnh đó, người mua có thể mua đa dạng mặt hàng trên cùng 1 hệ sinh thái với quy trình nhanh chóng và dễ dàng hơn.

 

 

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tư vấn chiến lược cho các doanh nhân và Tập đoàn lớn, Á hậu Nguyễn Thu Hương nhìn nhận rằng sau đại dịch thì mọi người sẽ thắt chặt chi tiêu và họ sẽ cẩn trọng hơn trong việc bỏ ra một số vốn lớn để có thể mở một thương hiệu hay franchise một thương hiệu khác, thay vào đó khi các doanh nghiệp phải tìm kiếm và thuyết phục đối tác bỏ ra hàng trăm triệu để mua nhượng quyền rồi còn phải sửa chữa cửa hàng, tuyển dụng nhân sự,… thì tại sao họ không áp dụng hình thức Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết), cung cấp số lượng sản phẩm sẵn có của doanh nghiệp mình cho hàng triệu đối tác để bán Online. Facebook ngày nay đang trở thành một “đại siêu thị”, mỗi tài khoản trên đó được xem như một “kiost” có sẵn đối tượng khách hàng là hàng trăm tài khoản bạn bè của mình. Từ đó tạo ra hiệu ứng mạng lưới, khi mà càng nhiều người tham gia hệ sinh thái thì giá trị hệ sinh thái càng gia tăng và lan tỏa đến với nhiều người. Hãy tận dụng lợi thế ấy để Mạng xã hội không chỉ là nơi để chúng ta vui chơi mà còn là nơi tạo ra nguồn thu nhập cho chính bản thân mình, đó là ý nghĩa của việc áp dụng công nghệ để phát triển hệ sinh thái và nền kinh tế chia sẻ.

 

Á hậu Qúy bà Thế giới Nguyễn Thu Hương - TGĐ Nam Hương Corp

 

Để đảm bảo cho việc kinh doanh hiệu quả thì mỗi doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ 3 yếu tố: tài chính, khách hàng và nội bộ nhưng điều quyết định sự thành/bại của kinh doanh đó chính là xu hướng, nếu đi sai xu hướng thì chúng ta không thể thành công. Vậy trong giai đoạn khủng hoảng này thì chiến lược phòng chống rủi ro là gì? Hãy biến “nguy” thành “cơ”, chúng ta có thể giảm doanh thu, lợi nhuận nhưng hãy đẩy mạnh việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng hoặc quan tâm hơn đến vấn đề nội bộ để cùng nhau thay đổi tư duy cho phù hợp với việc chuyển dịch cơ cấu của thị trường. Khi chúng ta đã xây dựng được “sức đề kháng” mạnh mẽ thì cơn bão đi qua, doanh nghiệp sẽ bắt tay vào việc đẩy mạnh xu hướng và chiếm lĩnh được thị trường. “Không quan trọng chúng ta mạnh hay yếu mà quan trọng là chúng ta nhận thấy được điểm mạnh, điểm yếu của mình”, đó là những chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Thế Hoàn đối với cộng đồng doanh nhân.

Theo Phong Cách Doanh Nhân

ĐÁNG CHÚ Ý

BÌNH LUẬN