Nhà giáo nhân dân-Giáo sư- Tiến sĩ-Bác sĩ Lê Quý Phượng: Cả một đời cống hiến cho y học thể thao nước nhà


Y học thể thao – người bạn đồng hành của vận động viên

Hiện nay hoạt động thể thao ở Việt Nam đang diễn ra sôi nổi, liên tục. Các vận động viên đã có nhiều cố gắng vượt lên khó khăn để đem lại vinh quang cho Tổ quốc. Nhưng đi kèm với những thành tích đó cũng xuất hiện nhiều vận động viên bị chấn thương khi thi đấu nên năm 1998 Ủy ban Thể dục Thể thao đã quyết định thành lập Trung tâm y học thể thao với giám đốc là ông Lê Quý Phượng để nâng dần chất lượng thi đấu, cho vận động viên đỉnh cao.

Sự ra đời của một bệnh viện tập trung chữa trị chấn thương này đã mở ra lối thoát cho những ca chấn thương của các tài năng thể thao. Bởi từ đây, họ không chỉ có con đường duy nhất là ra nước ngoài chữa trị cũng như không phải bị buộc về hưu non do những vết chấn thương nặng kéo dài nữa.

Hành trình đến với ngành Y học thể thao

Nhà giáo nhân dân-Giáo sư-Tiến sĩ-Bác sĩ Lê Quý Phượng sinh ra và lớn lê ở tỉnh Thái Bình, vùng đất giàu truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước nên từ nhỏ ông đã được nuôi dưỡng đức tính hiếu học, chí tiến thủ vươn lên. Năm 1974, ông lên đường nhập ngũ và sau đó thi vào Học viện Quân Y. Năm 1979, ông được Nhà nước cử đi học Bác sĩ đa khoa tại trường Đại học Y khoa QG Lvov (Liên Xô). 6 năm sau, ông tốt nghiệp với tấm bằng đỏ và trở về nước.

Năm 1986 ông lại vinh dự được lựa chọn là một trong số những sinh viên xuất sắc quay trở lại Liên Xô làm nghiên cứu sinh. Với niềm đam mê với thể thao, đặc biệt là bóng đá, Lê Quý Phượng nguyện vọng theo học và nghiên cứu về y học thể dục thể thaoLựa chọn dấn thân vào một ngành học mới mà trong nước lúc bấy giờ còn rất lạ lẫm và chưa phát triển, nhưng vì đã “trót yêu” nên suốt 3 năm ông luôn tự nhủ phải cố gắng hết sức mình để minh chứng cho mọi người thấy sự lựa chọn của mình là đúng đắn.

Năm 1989, ông tốt nghiệp nghiên cứu sinh loại giỏi trở về nước và công tác tại Tổng cục Thể dục Thể thao và sau đó chuyển đến Viện Khoa học TDTT, gắn bó sự nghiệp của mình tại đây trong thời gian 20 năm. Trong khoảng thời gian này, ông đã nỗ lực cố gắng hết sức mình để làm tốt nhất vai trò một người quản lý hàng đầu, dẫn dắt và lãnh đạo Viện và Bệnh viện xứng đáng với vai trò là cơ sở hàng đầu cả nước về nghiên cứu các vấn đề trong lĩnh vực này, có nhiều đóng góp cho sự phát triển ngành thể thao nước nhà.

Dành cả cuộc đời đóng góp cho ngành thể thao nước nhà

Với vốn kiến thức chuyên môn vững vàng, khả năng lanh đạo tài tình, sự hiểu biết sâu sắc về các vấn đề chuyên sâu về y học thể thao cùng với các công trình nghiên cứu có giá trị trong lĩnh vực y sinh học thể thao, năm 2010 ông được tin tưởng giao phó chức vụ Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thể dục Thể thao.

Từ tháng 7 năm 2011, NGND-GS-TS-BS Lê Quý Phượng chuyển công tác về trường Đại học TDTT Thành phố Hồ Chí Minh, đảm nhiệm chức vụ Hiệu trưởng nhà trường. 6 năm công tác tại trường, ông đã có nhiều đóng góp xây dựng nên một thương hiệu đứng đầu cả nước về đào tạo các VĐV, HLV và đội ngũ tri thức cung cấp cho ngành TDTT nước nhà.

Là một cán bộ y học suốt đời gắn bó với ngành Thể dục thể thao và giữ các chức vụ công tác khác nhau như Giám đốc Bệnh viện thể thao Việt Nam, Viện trưởng Viện Khoa học TDTT, Hiệu trưởng Trường Đại học TDTT và Phó tổng cục trưởng Tổngcục TDTT, GS Phượng luôn nỗ lực, cố gắng trong việc chăm sóc, điều trị, phục hồi sức khỏe cho VĐV đội tuyển quốc gia từ năm 1993 đến nay, góp phần nhỏ bé của mình vào những thành tích rất đáng trân trọng, tự hào của thể thaoViệt Nam trong gần 30 năm qua. Từ năm 1998 đến nay ông là thành viên Hội đồng Y học SEA Games, trong đó có 1 nhiệm kỳ là Chủ tịch Hội đồng (2002-2005) và từ năm 2008 đến nay là thành viên Hội đồng Y học của OCA (Ủy ban Olymlic Châu Á).

Thành quả để lại cho thể thao Việt Nam

Lựa chọn dấn thân vào một ngành khoa học còn mới mẻ, chưa có bề dày về lịch sử ở nước ta, Lê Quý Phượng là một nhà khoa học ý thức rất rõ về vai trò của người đi tiên phong trong nghiên cứu, nhằm tạo cho đồng nghiệp, bạn bè, học trò trong ngành có được vốn kiến thức, nguồn tài liệu và cơ sở khoa học cơ bản để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập và giảng dạy.

Tính từ năm 1995 cho đến nay, ông Phượng đã hướng dẫn 58 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ và 23 NCS đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ giáo dục học và tiến sĩ y học với tư cách là Hướng dẫn khoa học chính. Trong số các NCS mà ông hướng dẫn nổi bật như Á hậu Quý bà Thế giới, chủ tịch Global Sport Management Nguyễn Thu Hương với đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ mang tên “Xây dựng thương hiệu cá nhân dành cho các vận động viên thể thao đỉnh cao Việt Nam”. Các sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh của ông sau khi tốt nghiệp ra trường đã và đang phát huy tốt các kết quả học tập, đã thành đạt và giữ nhiều chức vụ cao trong giảng dạy và quản ý ở các trường đại học, các cơ quan nhà nước và các cơ sở giáo dục, đơn vị TDTT trên toàn quốc.

Ngoài ra, có lẽ ít ai biết được rằng, Giáo sư Lê Quý Phượng từng có 20 năm gắn bó cùng đoàn thể thao Việt Nam tham dự các kỳ SEA Games, ASIAD và Olympic trong vai trò Bác sĩ Trưởng của Đoàn Thể thao Việt Nam. Nhiều kỳ đại hội thể thao quốc tế, GS-TS-BS. Lê Quý Phượng là Phó trưởng đoàn. Tại ASIAD Quảng Châu, Trung Quốc, GS. Phượng là Trưởng Đoàn TTVN.

Tâm huyết và gặt hái được nhiều thành công trong giảng dạy và nghiên cứu, NGND-GS-TS-BS Lê Quý Phượng đã và đang đảm nhiệm các chức vụ: Chủ tịch Hội Khoa học TDTT Việt Nam khóa I, nhiệmkỳ 2017-2021; Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic VN;  Chủ tịch Hội Sinh lý học VN;  Chủ tịch danh dự HĐ Y học SEA Games, Ủy viên HĐ Giáo dục và Ủy viên Hội đồng y học Ủy ban Olymlic Châu Á; Ủy viên HĐ Chức danh giáo sư Liên ngành Văn hóa, Nghệ thuật, Thể dục thể thao. Với những cống hiến và bề dày kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là những đóng góp cho thể thao Việt Nam gần 30 năm qua NGND-GS-TS-BS Lê Quý Phượng được Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước phong PGS năm 2002, phong Giáo sư năm 2007.

 

 

 

 

ĐÁNG CHÚ Ý

BÌNH LUẬN