Khúc côn cầu dưới nước – bạn đã thử chưa?


Underwater hockey (khúc côn cầu dưới nước) là một trong những môn thể thao được đưa vào nhóm cổ quái nhất thế giới. Để có thể chơi được môn thể thao này,  người chơi cần có thể lực tốt, khả năng bơi lội tuyệt vời, có thể lặn sâu với thời gian càng dài càng tốt, và đặc biệt nếu không đam mê chơi khúc côn cầu thì chắc chắn cũng khó trở thành một tay chơi… nghiệp dư nhé.


Lịch sử của môn thể thao khúc côn cầu

Khúc côn cầu là một trong những môn thể thao được yêu thích nhất, với tính đối kháng thú vị, hai đội sẽ dùng gậy để đánh bóng vào khung thành đối phương mà không được dùng đến sự va chạm của bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Trò chơi này đòi hỏi người chơi có kỹ thuật tốt và khả năn quan sát tuyệt vời cùng sự quyết đoán để cùng đồng đội tạo nên chiến thắng .

Theo các nghiên cứu cho thấy, khúc côn cầu được chơi từ vài thập kỷ trước, tuy nhiên đa số những người chơi môn thể thao này đều thuộc tầng lớp quý tộc, thể hiện độ sang chảnh và trong suốt một thời gian dài, những người bình dân gần như không biết đến sự có mặt của môn thể thao thú vị này. Khúc côn câu được chơi trên nhiều địa hình khác nhau và phổ biến cũng như nổi tiếng nhất đó chính là hình ảnh những vận động viên vừa trượt băng vừa chơi khúc côn cầu cực kỳ điêu luyện. Môn thể thao khúc côn cầu trên băng được chơi nhiều ở những quốc gia có khí hậu đủ lạnh để tạo nên độ dày của lớp băng, mặt băng phẳng, rộng, an toàn. Và chính với hình ảnh tuyệt đẹp của khúc côn cầu trên băng tạo nên cảm hứng cho rất nhiều người và từ đó phổ biến môn thể thao này trên toàn thế giới.

Khúc côn cầu dưới nước

Khúc côn cầu dưới nước ra đời rất tình cờ trong hoàn cảnh chẳng liên quan gì đến thể thao. Số là vào năm 1950, Hải quân Anh thường bày ra cách vừa tập luyện vừa chơi kiểu gần giống khúc côn cầu trên băng ở dưới nước để giúp lính lặn cải thiện khả năng di chuyển và làm nhiệm vụ hiệu quả dưới mặt nước. Đến năm 1954, Underwater hockey (còn được gọi với cái tên Octopush) mới chính thức được xem như môn thể thao sau khi ông Alan Blake thành lập CLB đầu tiên là Southsea Sub-Aqua ở Anh.

Khúc côn cầu dưới nước sau đó được hưởng ứng nhiệt tình bởi sự kết hợp hài hòa giữa những kỹ năng của môn bơi lội và lặn, trong khi hình thức thi đấu lai tạp giữa khúc côn cầu trên băng và bóng rổ. Cả nam và nữ đều có thể tham gia môn này, chỉ cần có sức chịu đựng tốt trước thách thức nín thở một thời gian nhất định dưới nước.

Để tham gia chơi khúc côn cầu dưới nước, vận động viên cần phải là người biết bơi giỏi, khả năng lặn sâu và giữ hơi tốt trong thời gian càng dài càng tốt, do đó bên cạnh việc tranh nhau ghi bàn vào khung thành đối phương thì đây còn là trận đấu bơi lội cùng lặn sâu, lặn dài, ai có khả năng lặn càng dài thì có thể mang về chiến thắng cho đội của mình.

Quả cầu

Quả cầu được dùng trong khúc côn cầu dưới nước có kích thước bình thường, hình tròn, dẹt nhưng quan trọng là nó phải có sức nặng đủ để chìm xuống dưới đáy. Thường thì một quả cầu để chơi trong trận đấu thú vị này có cân nặng khoảng từ 1.3 đến 1.5kg.

Gậy khúc côn cầu dành chơi dưới nước

Mỗi thành viên tham gia trận đấu được dùng một gậy khúc côn cầu có chiều dài khoảng 30cm, không quá dài để vận động viên có thể di chuyển dễ dàng và dùng gậy để đánh cầu vào lưới của đối phương. Bên cạnh khả năng bơi lội, người vận động viên tham gia trận đấu phải học kỹ năng đánh bóng dưới nước thật chuẩn xác, do sức nước có thể cản trở đường đi của cầu, đồng thời cầu khá nặng nên đòi hỏi vận động viên phải là người có sức khỏe mới có thể đánh được.

Trang bị cho vận động viên

Mỗi vận động viên tham gia trận đấu sẽ được trang bị chân vịt, quần áo bơi, gậy đánh bóng, mặt nạ, găng tay làm từ cao su. Và để phân biệt được dưới nước mỗi đội sẽ được trang bị dụng cụ có màu sắc giống nhau

Quy cách hồ bơi để thi đấu khúc côn cầu dưới nước

Mặt hồ dùng để tổ chức trận đấu khúc côn cầu dưới nước có chiều sâu từ 2-4m và có lòng hồ phẳng để đảm bảo cầu di chuyển được theo chiều đánh bóng.Thường thì kích thước hồ phải đạt được 25x12m. Khung thành của mỗi đội được làm từ kim loại trông như một cái khay và mỗi đội phải làm sao để đưa được quả cầu vào khay của đối phương càng nhiều càng tốt.

Luật chơi

Mỗi đội tham gia khúc côn cầu dưới nước gồm có 10 vận động viên, trong đó 6 người thi đấu chính thức và 4 người còn lại sẽ dự bị. Môn thể thao này không phân biệt nam nữ, miễn có sức khỏe tốt thì đều có thể chơi được.

Hiệu lệnh bắt đầu trận đấu được bắt đầu với tiếng còi và khi đó rất cả vận động viên của hai đội sẽ lao vào hồ, lặn xuống và bắt đầu thực hiện giao bóng ngay vạch trung tâm của lòng hồ. Một trận đấu khúc côn cầu dưới nước có sức cuốn hút cực lớn đối với những người tham gia thi đấu cũng như khán giả xem trận cầu, những vận động viên sẽ thể hiện khả năng bơi lội tuyệt vời, những pha giao bóng cực kỳ đẹp mắt. Dù là thắng hay thua thì tất cả cũng đều phải ngoi lên, đội thắng thì chắc chắn là trở lên để chúc mừng nhau, còn đội thua thì… ngoi lên để thở.

Theo Ấn phẩm Phong Cách Doanh Nhân

 

 

 

 

ĐÁNG CHÚ Ý

BÌNH LUẬN