Chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân cho VĐV Thể thao thành tích cao Việt Nam: Mở ra cơ hội phát triển và tỏa sáng giá trị thương hiệu của thể thao nước nhà


Diễn đàn online với chủ đề Chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân cho Vận động viên thành tích cao Việt Nam được phối hợp tổ chức bởi Hội Khoa học Thể dục Thể thao Việt Nam với Trường Đại học Thể dục Thể thao TPHCM và được thực hiện bởi Nam Hương Global Sport Management vào tối qua đã diễn ra rất thà

Thể thao Việt Nam đang từng bước khẳng định ngôi vị hàng đầu Đông Nam Á qua các kỳ SeaGame. Nhiều kỷ lục mới của đoàn thể thao Việt Nam đã được chứng kiến và ghi nhận. SEA Games 30 là kỳ Đại hội thể thao mà đoàn Việt Nam bội thu HCV chưa từng có, và là lần đầu tiên vượt qua Thái Lan - cường quốc thể thao trong khu vực trên bảng tổng sắp chung cuộc.

Để mang về những tấm huy chương đi vào lịch sử và làm rạng danh Tổ quốc, các VĐV của chúng ta đã trải qua những tháng ngày khổ luyện không ngừng nghỉ. Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn là sau khi khép lại cuộc đời thi đấu, trở về với đời thường, họ đã phải loay hoay tự tìm cho mình lối đi trong công cuộc mưu sinh khi giải nghệ, bởi tuổi nghề quá ngắn, thương hiệu cá nhân từ khi bước xuống đỉnh vinh quang cũng từ đó trở nên nhạt nhoà và ít người nhớ tới.

Diễn đàn online với chủ đề Chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân cho Vận động viên thành tích cao Việt Nam

Thương hiệu cá nhân hiện đã trở thành xu hướng không chỉ dành cho doanh nhân, nghệ sĩ mà còn cho các VĐV thể thao có thành tích cao. Qua thực trạng, có thể thấy nhiều VĐV Thể thao thành tích cao không có được cuộc sống tốt, không giữ được thương hiệu mình đã đạt được sau thời kỳ đỉnh cao. Vậy làm sao để các VĐV xây dựng được thương hiệu cá nhân, có được những kỹ năng mềm ứng xử với giới truyền thông và giúp giá trị thương hiệu bản thân của VĐV được tỏa sáng xứng với tài năng và những nỗ lực của họ? Đó là mục tiêu mà chủ đề Chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân cho VĐV Thể thao thành tích cao Việt Nam muốn mang lại. Đây cũng là một trong những phần quan trọng trong Luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thu Hương khi chị báo cáo thành công đề tài này.

Thực trạng thương hiệu cá nhân của các VĐV Thể thao thành tích cao hiện nay – Chưa được quan tâm đúng mức.

Tham gia bàn luận và chia sẻ, theo dõi những phân tích, báo cáo đã được nghiên cứu trong 5 năm của nghiên cứu sinh Nguyễn Thu Hương qua chủ đề: Chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân cho VĐV Thể thao thành tích cao Việt Nam có sự góp mặt của Nhà Giáo Nhân Dân - Giáo sư - Tiến sĩ Lê Quý Phượng – Chủ tịch Hội Khoa Học Thể dục Thể thao Việt Nam; Ông Trần Đức Phấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao Việt Nam; Phó Giáo Sư - Tiến sĩ Đặng Hà Việt - Hiệu trưởng trường Đại học Thể dục Thể thao TP.HCM; Phó Giáo Sư - Tiến sĩ Nguyễn Trúc Lê - Hiệu trưởng trường Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc gia Hà Nội; Phó Giáo Sư - Tiến sĩ Lương Thị Ánh Ngọc - Trưởng khoa Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng An ninh, Đại học Quốc tế Hồng Bàng; Tiến sĩ Giáo dục học Vũ Thị Thu Hương; Ông Đinh Việt Hùng – Tổng Thư ký Hiệp hội Thể thao Dưới nước Việt Nam; Ông Nguyễn Hoàng Hiệp – Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật Vovinam TP.HCM; Ông Huỳnh Ngọc Minh - Chủ tịch Liên đoàn Cử tạ - Thể hình TPHCM; Ông Giáp Trung Thang - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên đoàn Muaythai; Ông Lê Văn Thành – Chủ tịch Liên Đoàn Bóng chuyền Việt Nam; Bà Bùi Việt Hà - Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục Thể dục Thể thao Việt Nam; Tiến sĩ Võ Quốc Thắng – Giám đốc Trung tâm Huấn luyện Thể Thao Quốc Gia TP.HCM; Tiến sĩ Bùi Xuân Hoàng - Chuyên viên chính Vụ Giáo dục Đại học - Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng các Huấn luyện viên của Mạng lưới Phụ nữ khởi nghiệp WSUN, các nữ tuyển thủ bóng chuyền Thái Bình, các vận động viên, các doanh nhân, người khởi nghiệp quan tâm đến chủ đề xây dựng thương hiệu cá nhân.

Nhà Giáo Nhân Dân - Giáo sư - Tiến sĩ Lê Quý Phượng – Chủ tịch Hội Khoa Học Thể dục Thể thao Việt Nam

Mở đầu buổi tọa đàm là những nghiên cứu về vấn đề thực trạng thương hiệu cá nhân của các VĐV Thể thao thành tích cao của Việt Nam, NGND – GS.TS. Lê Quý Phượng - Chủ tịch Hội Khoa Học Thể dục Thể thao Việt Nam đã nêu rõ thực tế thương hiệu cá nhân của những VĐV Thể thao thành tích cao tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa được quan tâm, phát triển. Có rất ít VĐV xây dựng được thương hiệu cá nhân và không được các Liên đoàn bảo trợ về thương hiệu cũng như rèn luyện những kỹ năng để ứng xử trước công chúng và giới truyền thông. Và cũng trong phần chia sẻ của mình, NGND – GS.TS. Lê Quý Phượng đã nêu ra 5 yếu tố của một thương hiệu cá nhân bền vững cho các VĐV gồm: Tần suất được truyền thông quan tâm, nhắc đến; Sự truyền cảm hứng từ các vận động viên; Định vị thương hiệu cá nhân phù hợp; Vận động viên được khán giả theo dõi, đón nhận và cuối cùng là những thành tích thi đấu, cống hiến.

Phó Giáo Sư - Tiến sĩ Đặng Hà Việt - Hiệu trưởng trường Đại học Thể dục Thể thao TP.HCM

Ngoài ra, Phó Giáo Sư. Tiến sĩ Đặng Hà Việt - Hiệu trưởng trường Đại học Thể dục Thể thao TP.HCM cũng chia sẻ những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên khi chỉ những lĩnh vực thể thao nào được quan tâm và công chúng yêu thích, các vận động viên mới có thể xây dựng được thương hiệu cá nhân tạo ra giá trị lợi nhuận. Ở thị trường lĩnh vực thể thao tại Việt Nam hiện nay, khai thác về giá trị thương hiệu các vận động viên vẫn còn khá mới mẻ, đây vừa là thách thức nhưng cũng vừa là cơ hội cho các cấp lãnh đạo lĩnh vực thể thao cũng như các ban chuyên môn triển khai những bước đầu tiên trên hành trình xây dựng, tìm kiếm sự bảo trợ thương hiệu cho các vận động viên, kết nối và duy trì. Để qua đó, tạo được nguồn bảo trợ bền vững từ các doanh nghiệp, lan tỏa rộng hơn hình ảnh, tài năng, những câu chuyện truyền cảm hứng từ những vận động viên, tạo ra giá trị xứng đáng với những nỗ lực mà họ đã cống hiến cho thể thao và mang vinh quang cho Tổ quốc.

Phó Giáo Sư - Tiến sĩ Nguyễn Trúc Lê - Hiệu trưởng trường Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

Xây dựng thương hiệu cá nhân – Cách để những “viên kim cương tài năng” tỏa sáng và tạo ra giá trị đích thực.

Cũng trong khuôn khổ buổi trong tọa đàm online, sau 5 năm miệt mài nghiên cứu, Nghiên cứu sinh Nguyễn Thu Hương sau buổi báo cáo Luận án thành công với chủ đề “Chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân cho Vận động viên thể thao thành tích cao Việt Nam” đã nhận được sự quan tâm và nhiều lời khen ngợi của giới chuyên môn. Tại diễn đàn, Á hậu Nguyễn Thu Hương đã rất tâm huyết khi chia sẻ nội dung của “8 Yếu tố cốt lõi và 13 Bước chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân”, rất hữu ích và cần thiết với các vận động viên thể thao thành tích cao trong bối cảnh hiện nay.

Á hậu Quý bà Thế giới Nguyễn Thu Hương - Tổng Giám đốc Nam Hương Group

Với 8 yếu tố cốt lõi để thương hiệu cá nhân của một vận động viên trở nên nổi tiếng và có giá trị, điều tiên quyết là phải xây dựng từ những yếu tố năng lực cốt lõi gồm: Tài năng tạo nên một thành tích cá nhân vượt trội; Có đạo đức tốt, trình độ văn hóa, có khả năng giao tiếp, ứng xử và thái độ sống tích cực của một vận động viên thể thao; Có người phát hiện, đầu tư và dẫn dắt đúng hướng để tài năng được nuôi dưỡng và phát huy; Có môi trường phù hợp để phát triển và tỏa sáng tài năng; Tìm được đối tác hợp tác đúng đắn và đáng tin cậy để phát triển; Có chiến lược đa dạng hóa năng lực cá nhân và thương hiệu cá nhân khi đang ở thời kỳ đỉnh cao căn cứ vào năng lực cốt lõi; Xác định được chiến lược hậu đỉnh cao đúng đắn nhằm xây dựng được những đỉnh cao mới trong sự nghiệp dựa vào năng lực cốt lõi; Kiên trì, bền bỉ theo đuổi mục tiêu và sống có chiến lược đề ra và triển khai một cách bài bản với sự hỗ trợ từ các chuyên gia về thương hiệu.

Với 8 yếu tố nêu trên, các vận động viên với những năng lực cốt lõi đã được mài giũa và tỏa sáng như những viên kim cương, nhưng để những viên kim cương ấy tạo được giá trị đích thực và trở nên đắt giá, các cấp lãnh đạo cũng như ban chuyên môn trong lĩnh vực quản lý thể thao cũng như các vận động viên phải có sự quan tâm nghiên cứu, áp dụng 13 bước chiến lược xây dựng thương hiệu, trong đó quan trọng nhất là phân tích được bản thân, đối thủ trên thị trường cũng như nghiên cứu các nhà đầu tư tiềm năng và công chúng mục tiêu, từ đó xây dựng chiến lược thương hiệu cá nhân của các vận động viên phù hợp với các đối tượng tiềm năng này và hướng hình ảnh bản thân với những hoạt động vì cộng đồng, những câu chuyện truyền cảm hứng đến xã hội.

Tiến sĩ Giáo dục học Vũ Thị Thu Hương

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp – Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật Vovinam TP.HCM

Đóng góp và bàn luận sau phần chia sẻ của Á hậu Quý bà Nguyễn Thu Hương, Tiến sĩ Giáo dục học Vũ Thị Thu Hương; Phó Giáo Sư - Tiến sĩ Đặng Hà Việt - Hiệu trưởng trường Đại học Thể dục Thể thao TP.HCM; Nhà giáo Nhân dân – Giáo sư - Tiến sĩ Lê Quý Phượng - Chủ tịch Hội Khoa Học Thể dục Thể thao Việt Nam; Phó Giáo Sư - Tiến sĩ Lương Thị Ánh Ngọc - Trưởng khoa Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng An ninh, Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Ông Nguyễn Hoàng Hiệp – Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật Vovinam TP.HCM cũng đã bày tỏ sự tin tưởng, đúc kết những yếu tố cốt lõi từ báo cáo của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thu Hương, qua đó nhấn mạnh tầm quan trọng cũng như tính thực tiễn của giá trị thương hiệu cá nhân ở các vận động viên đạt thành tích cao, xây dựng chiến lược quan tâm, bồi dưỡng và đầu tư tạo môi trường cho các vận động viên thể hiện tài năng, xây dựng và phát triển thương hiệu của bản thân, để cùng lan tỏa ý nghĩa tích cực và những câu chuyện truyền cảm hứng của thể thao đến xã hội.

Phó Giáo Sư - Tiến sĩ Lương Thị Ánh Ngọc - Trưởng khoa Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng An ninh, Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Tọa đàm online Sport Forum trên nền tảng Zoom Meeting với chủ đề Chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân cho Vận động viên thành tích cao Việt Nam đã mang lại nhiều thông tin bổ ích cũng như là tiền đề mở ra những cơ hội được bảo trợ và quan tâm hơn cho các vận động viên thành tích cao của thể thao Việt Nam, nhằm tạo dựng thương hiệu cho chính mình. Đây là những bước đầu tiên, sau sự thành công của buổi báo cáo Luận án của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thu Hương với mong muốn thu hút các doanh nghiệp, giới truyền thông và công chúng biết đến, quan tâm và đầu tư cho giá trị thương hiệu của các vận động viên, xứng đáng với những nỗ lực cống hiến và những tấm huy chương mà họ đã đóng góp cho nền thể thao Việt Nam.

ĐÁNG CHÚ Ý

BÌNH LUẬN